Bông hoa giữa núi rừng

KTNĐ – Cũng như nhiều nơi vùng cao phía Bắc, xóm Lũng Luông (xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái  Nguyên) là một địa chỉ nghèo và còn rất nhiều khó khăn, thời tiết khắc nghiệt. Cuộc sống ở nơi đây vô cùng thiếu thốn, vất vả; và đương nhiên, con đường đến với con chữ của các em nhỏ là một hành trình gian nan.

Truong_LungLuong (02)-_resize

HOA NỞ BẰNG TÌNH THƯƠNG

Trường tiểu học Lũng Luông là ngôi trường duy nhất nằm cheo leo trên đỉnh núi của huyện Võ Nhai. Vì thế, dù cách trung tâm huyện 40km nhưng trường như một ốc đảo vì giao thông đường sá đi lại quá khó khăn, ô tô không đến nơi được (gần đây mới có đường bê tông dẫn từ trung tâm xã tới cổng trường). Trước khi có dự án xây mới, ngôi trường trông rất tuềnh toàng với những tấm bạt che ngăn gió lùa mùa đông rách nát, lớp học nền đất với những tấm ván ghép. Mái thì lợp bằng tấm fibro xi măng nứt nẻ, chái nhà quây bằng phên nứa chẳng che được mưa tạt, gió lùa…

Dự án Trường Lũng Luông mới là kết quả của những tình thương, những tấm lòng nhân ái và những bàn tay thiện nguyện của nhiều trí thức. Và đây thực sự là một dự án cộng đồng nhiều ý nghĩa. Với mong mỏi đem con chữ lên lên đỉnh núi cho học sinh; Quỹ trò nghèo vùng cao do nhà báo Trần Đăng Tuấn sáng lập, giáo sư Ngô Bảo Châu làm chủ tịch danh dự; cùng kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào đã hiện thực hóa ước mơ của các em nhỏ bằng một ngôi trường mới – như một bông hoa nở giữa núi rừng.

Truong_LungLuong (12)-_resize Truong_LungLuong (14)-Ngôi trường mới là một tổ hợp nhiều khối công trình đa dạng, đa chức năng với tiêu chí thân thiện, bền vững, được hoàn thành sau 2 năm xây dựng. Công trình được thiết kế với ngôn ngữ hiện đại, đường nét tươi mới với sản phẩm gạch đất do 1+1>2 nghiên cứu và sản xuất… Đây không chỉ là một sản phẩm kiến trúc của kiến trúc sư mà còn là kết tinh thành quả từ những nỗ lực trong nhiều năm của hoạt động vì trẻ em vùng cao của Quỹ trò nghèo vùng cao, 1+1>2, Phoenix Foundation.

Truong_LungLuong (01)-_resize Truong_LungLuong (05)- Truong_LungLuong (13)-Mục tiêu của dự án là tạo ra một ngôi trường tiện nghi, có thể chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Thiết kế của trường đảm bảo các tiêu chuẩn về trường học như chiếu sáng, thông gió, cách âm. Công trình có đầy đủ phòng học, phòng chức năng, phòng đa năng, thư viện, bếp nấu, nhà nội trú, khu vệ sinh. Với những đường nét thiết kế đơn giản mà vẫn khá mềm mại, duyên dáng; sử dụng nhiều vật liệu truyền thống như tre, gỗ, gạch mộc…, công trình tạo nên một không gian hài hòa với cảnh quan núi rừng. Đứng ở bất kỳ góc nào trong trường, học sinh cũng đều có thể nhìn thấy không gian rừng núi hoang sơ.

Truong_LungLuong (10)-_resize Truong_LungLuong (11)-_resize Để tiết kiệm kinh phí và giúp tăng khả năng cách nhiệt – mát về mùa hè, ấm về mùa đông, gạch xây dựng trường đã được làm từ đất tại chỗ, tận dụng lại từ công tác san lấp mặt bằng. Mặt bằng tổng thể công trình có bố cục khá tự do và ngẫu hứng, đem lại những cảm xúc tươi mới. Không gian được tổ chức linh hoạt thành các lớp trong – ngoài, rỗng – đặc, không gian tĩnh – không gian động, giữa các khối với nhau. Quá trình xây dựng là một thời gian kéo dài đầy khó khăn, vất vả, nhưng không ngăn cản được ý chí, nhiệt huyết và những tấm lòng nhân ái, hết mình vì trẻ em vùng cao.

Truong_LungLuong (07)- @Phoi_canh_tong_the_resize Truong_LungLuong (08)-_resizeNgôi trường hiện lên như một bông hoa rừng, với màu sắc sinh động, có hiệu ứng thị giác mạnh, mỗi góc nhìn là một cảm nhận khác nhau. Đây thực sự là một món quá lớn đầy ý nghĩa cho các em nhỏ ở Lũng Luông, thắp sáng ước mơ, hoài bão, giúp các em vượt qua khó khăn.

Model Truong_LungLuong (17)_resizeBẤT ĐẲNG THỨC CỦA KIẾN TRÚC SƯ HOÀNG THÚC HÀO VÀ TRÁI TIM CỦA GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU

Ngày khánh thành Trường Lũng Luông cũng là ngày khai giảng năm học mới 5-9-2016, rất nhiều người từ xa đã tới Lũng Luông để tận mắt chiêm ngưỡng bông hoa giữa núi rừng và chia vui cùng các thầy cô, học sinh nơi đây. Trong tiết học đầu năm ở lớp 1A của cô giáo Hoàng Thị Thanh Hà, giáo sư Ngô Bảo Châu và kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào đã có mặt để trò chuyện cùng các em, cùng với sự chứng kiến của đông đảo thầy cô, cha mẹ học sinh và các nhà hảo tâm. Trong lúc trò chuyện, giáo sư Châu đã viết lên bảng bài toán đố: 1+1=?

Một số em mạnh dạn giơ tay phát biểu và đưa ra kết quả. Giáo sư Châu viết kết quả 1+1=2, rồi viết tiếp: 1+1>2. Ông hỏi: thầy Châu bảo 1+1=2, thầy Hào (KTS Hoàng Thúc Hào là giảng viên Trường ĐH Xây dựng) nói 1+1>2; theo các em cái nào đúng? Một câu hỏi đầy thú vị và gần gũi, bởi tên văn phòng kiến trúc của KTS Hoàng Thúc Hào là “1+1>2” – một cái tên đầy ẩn ý và triết lý. Rồi giáo sư Châu tự trả lời bằng cách vẽ trái tim bên ngoài dấu cộng để khẳng định bất đẳng thức 1+1>2 là đúng. Tất cả mọi người trong lớp học ồ lên thích thú với lời giải thích đơn giản và dễ hiểu, còn KTS Hoàng Thúc Hào chỉ biết mỉm cười.

Trái tim của giáo sư Ngô Bảo Châu cũng là trái tim của KTS Hoàng Thúc Hào và rất nhiều người khác, đang thầm lặng đem lại những điều tốt đẹp đến cho những trò nghèo, và cho cuộc đời.

BÀI: DUY ANH
ẢNH: 1+1>2

Tạp chí Kiến Trúc Nhà Đẹp – số tháng 11.2016